Thêm một thức ăn dân dã, bình dị gắn liền với miền quê và những ngày thơ bé trong ký ức khiến bất cứ ai khi nhắc tới cũng cảm thấy nao lòng. Đó chính là bánh đúc lạc, những chiếc bánh đúc nhân lạc được làm bởi bàn tay khéo léo của các mẹ, các bà hay bày bán trên vỉa hè, góc phố, khu chợ,… hình ảnh bình dị và gần gũi gần như chỉ còn trong những ký ức xa xôi.
Mục Lục
Bánh đúc lạc – thức quà giá trị gợi về miền tuổi thơ
Phải nói, bánh đúc lạc cũng là một trong những thức thực phẩm đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Khi các vùng quê còn nghèo đói, bánh đúc lạc đã được coi là một thức quà giá trị, xa xỉ. Đặc biệt là những đứa trẻ được quà vô cùng háo hức, ăn “ngấu nghiến” rồi cười tít mắt.
Nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống của con người ngày càng được nâng cao thì bánh đúc lạc trở thành món ăn không được nhiều giới trẻ mặn mà. Vì lẽ, chúng có nhiều lựa chọn hơn, có nhiều “sơn hào hải vị” hơn thay vì món ăn quê mùa. Nhưng đối với những lớp người đã làm cha, làm mẹ thì đây hẳn là một thực ăn không chỉ có ý nghĩa lấp đầy bụng mà còn mang một tầng ý nghĩa sâu sắc để hồi tưởng lại ký ức, tuổi thơ của mình.
Bánh đúc lạc là đặc sản không chỉ của người Hà Nội mà còn là đặc sản của cả vùng miền phía Bắc. Ở mỗi nơi sẽ có những cách chế biến cùng tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, xét về sự bình dị, dân dã và đơn giản thì chỉ có bánh đúc lạc: bánh đúc – nhân lạc. Vậy cùng xem cách làm bánh lúc lạc như thế nào qua phần chia sẻ dưới đây:
Cách làm bánh đúc nóng nhân lạc
Cách làm bánh đúc lạc gồm những công đoạn sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
+ Lạc để nguyên hạt – 200gr
+ Bột gạo tẻ: 500 gr
+ Nước vôi trong: 20ml
+ Dầu ăn: 20ml
+ Muối tinh: 10gr
+ Nước lọc: 1,5 lít
Bước 2: Thực hiện làm bánh đúc lạc
Đầu tiên, bạn bỏ 200gr lạc vào ngâm trong nước ấm. Mục đích là để hạt lạc mềm ra và tróc hết lớp vỏ bên ngoài. Sau khi đã loại bỏ vỏ thì đem đãi và rửa sach lạc, cho vào nồi luộc chín, vớt ra cho ráo nước.
Tiếp đó, cho muối tinh và bột gạo đã chuẩn bị vào cùng với nhau rồi trộn đều. Đổ nước 20ml nước vôi vào 1,5 lít nức đã chuẩn bị. Sau đó, đổ hỗn hợp này vào chậu bột rồi khấu liên tục cho đến khi mọi thứ hòa tan với nhau.
Bắc bếp đun nhỏ lửa và quấy đều tay trong khoảng 5 phút, cho đến khi bạn thấy bột sánh lại với nhau.
Tiếp theo, cho 20ml dầu ăn, tiếp tục khuấy để tạo độ sánh mịn và tăng hương vị cho món bánh.
Chưa xong, bạn chỉnh lửa thật nhỏ, đậy lắp vung và đun khoảng 15 phút thì mở lửa to rồi đổ số lạc đã luộc vào nồi, dùng đũa khuất đều tay 15 phút thì tắt bếp.
Cuối cùng, đổ thành phẩm ra mâm hoặc bát rồi để nguội là có thể ăn bánh đúc lạc tự tay bạn làm rồi.
Cách ăn bánh đúc khá đa dạng, bạn có thể lựa chọn ăn bánh đúc lạc với tương bần, mắm tôm hay các loại nước chấm khác tùy thích. Khi đã nắm vững được các bước làm bánh đúc lạc, nếu muốn đa dạng khẩu vị bạn có thể biến tấu chúng thành bánh đúc mặt, bánh đúc thịt,…
Nguồn: http://lambanhaz.com/